Răng số 2 thuộc nhóm răng cửa, nằm ở vị trí dễ thấy nhất. Nên khi mất răng số 2, nhiều người khá tự ti về vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp này, các bạn đừng quá lo lắng. Bởi vì nha khoa hiện đại đã có nhiều giải pháp khắc phục thiếu răng số 2, tái tạo nụ cười hoàn mỹ và khỏe mạnh.
1. Chức năng và vị trí của răng số 2
Dưới đây là một số đặc điểm của răng số 2:
Vị trí: Răng số 2 còn gọi là răng cửa bên, nằm ở phía trước của cung hàm. Người trưởng thành có tổng cộng 4 chiếc răng số 2, được phân bổ như sau: 2 chiếc răng ở hàm trên và 2 chiếc răng ở hàm dưới.
Hình dáng: Răng số 2 có hình dáng như chiếc xẻng, cạnh rìa rất sắc bén.
Chức năng: Răng số 2 có nhiệm vụ quan trọng là cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ để răng hàm nghiền nát thức ăn tốt hơn trước khi đưa vào dạ dày, phát âm và đặc biệt là ảnh hưởng vẻ đẹp nụ cười và thẩm mỹ toàn khuôn mặt.

2. Mất răng số 2 để lại hậu quả như thế nào?
Nếu không may bị mất răng số 2 vì nguyên nhân nào đó, bạn nên tìm cách khắc phục ngay để tránh những hậu quả sau:
2.1. Mất thẩm mỹ khuôn mặt
Hậu quả lớn nhất khi mất răng số 2 chính là thẩm mỹ của toàn bộ khuôn mặt. Khi cười nói, khoảng trống mất răng sẽ hiện rõ, khiến người bệnh cảm thấy ngại ngùng, không thoải mái khi giao tiếp.
2.2. Giảm chức năng ăn nhai
Răng số 2 có đảm nhiệm cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ nên nếu mất đi, khả năng ăn nhai có thể giảm đáng kể, thức ăn không được xử lý tốt trước khi xuống dạ dày, gây khó tiêu hóa, lâu ngày có thể dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan dạ dày. Đồng thời có thể gây tình trạng chán ăn, lười ăn, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, làm suy nhược cơ thể.

2.3. Lão hóa sớm
Mất răng số 2 nhưng không điều trị, xương hàm ở vị trí răng mất sẽ dần tiêu đi (từ tháng thứ 3 trở đi). Nướu khi đó sẽ bị tụt xuống, vùng da quanh miệng bắt đầu chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn, khiến khuôn mặt bệnh nhân già dặn hơn so với tuổi thật.
2.4. Ảnh hưởng xấu đến những răng khác, gây sai lệch khớp cắn.
Việc tồn tại một khoảng trống trên cung hàm sẽ khiến các răng kế cận nghiêng ngả, xô lệch vào, gây tình trạng lệch lạc, sai khớp cắn, đặc biệt là răng số 1 và nhóm răng nanh. Hơn nữa, dù mất răng ở vị trí dễ nhìn thấy nhưng việc vệ sinh răng miệng vẫn gặp nhiều khó khăn, gây các bệnh răng miệng như viêm nha chu, hôi miệng, sâu răng… và lan đến những vùng răng khác.
2.5. Ảnh hưởng khả năng phát âm
Răng số 2 còn có chức năng điều hòa không khí bên trên khoang miệng khi ta giao tiếp, trò chuyện. Nhờ đó chúng ta có thể phát âm chuẩn, chính xác. Khi răng số 2 mất đi sẽ xuất hiện tình trạng nói ngọng hoặc phát âm ra hơi gió.
Tình trạng mất răng này ảnh hưởng khá lớn đến trẻ nhỏ, bởi nếu mất răng sớm sẽ khiến trẻ phát âm sai lệch trong suốt quá trình trưởng thành.
Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của răng số 2 với thẩm mỹ và sức khỏe của cơ thể con người. Nếu không may gặp phải tình huống này, bạn nên tìm cách khắc phục sớm, không nên để lâu để tránh những hậu quả tiêu cực trên. Dưới đây là một số giải pháp phục hình răng số 2 phổ biến mà bạn có thể tham khảo!
3. Mất răng số 2 khắc phục ra sao?
Hiện tại, trên thị trường nha khoa có 3 giải pháp phục hình răng mất phổ biến, phù hợp với tình trạng răng và yêu cầu của từng người. Đó là: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant. Mỗi cách có ưu – nhược điểm riêng.
3.1 Làm răng giả tháo lắp
Chiếc răng giả này được làm từ nhựa hoặc sứ được đeo dính vào hàm nhờ móc kim loại hoặc mô nướu bằng nhựa cố định vào những răng thật xung quanh để nướu giả bám vào lợi.

Phương pháp này có đặc điểm là thực hiện nhanh, chi phí thấp. Tuy nhiên, vấn đề là răng giả này dễ bị rơi ra, không giúp ích nhiều cho việc ăn nhai. Đặc biệt, đối với vị trí răng số 2 tháo lắp rất dễ nhận ra, tính thẩm mỹ không cao.
3.2 Cầu răng sứ
Bác sĩ sẽ mài đi hai răng khỏe mạnh bên cạnh (răng 1 và răng 3) để làm trụ đỡ cho cầu răng thay thế răng số 2, sau đó bắc một cầu răng sứ qua vị trí răng số 2 đã mất để khôi phục hình dáng và chức năng của răng.
Phương pháp cầu răng sứ phục hồi chức năng ăn nhai hơn răng giả tháo lắp, tính thẩm mỹ cao và điều trị trong thời gian khoảng 1 tuần trở lại (tùy từng tình trạng).
Thế nhưng, cần lưu ý là phương pháp này có độ xâm lấn cao, cầu sứ chỉ có thể phục hình thân răng, không có chân răng nên sau một thời gian sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương, tụt nướu. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến 2 chân răng kế bên, làm hư trụ cầu và buộc phải thay thế trụ cầu mới.
3.3 Cấy ghép Implant.
Tính đến thời điểm hiện tại trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng mất tối ưu và hoàn hảo nhất hiện nay, cả về thẩm mỹ, hiệu quả, độ bền và độ an toàn. Nếu sức khỏe răng miệng bệnh nhân ổn định, không mắc bệnh lý nào và đáp ứng tiêu chuẩn xương hàm… bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ Titanium vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất.

Khi xương hàm và trụ Implant tích hợp, một mão sứ có hình dáng và màu sắc như răng thật sẽ được lắp lên trên thông qua khớp nối Abutment. Sau khi hoàn tất, bệnh nhân sẽ có được một chiếc răng giả cố định với hình dáng và chức năng như răng thật.
Với giải pháp trồng răng Implant, những nhược điểm về tiêu xương hàm, thẩm mỹ, độ bền… đều được giải quyết hiệu quả và triệt để, mang đến một hàm răng khỏe mạnh, chắc chắn cho bạn.
—————–
𝑵𝒉𝒂 𝑲𝒉𝒐𝒂 𝑭𝒂𝒎𝒊𝑫𝒆𝒏𝒕
📌Địa Chỉ: Số 178b, đường 3 tháng 2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
📞Hotline Đặt Lịch: 0292.224.1777