NIỀNG RĂNG HÔ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?

Niềng răng hô là một phương pháp chỉnh nha phổ biến, được sử dụng để điều chỉnh những trường hợp răng mọc sai vị trí hoặc lệch lạc, đặc biệt là tình trạng răng hô. Niềng răng giảm hô giúp răng đều và gương mặt trở nên hài hòa và cân đối hơn.

Răng hô là một trong những khiếm khuyết thường gặp ở răng và hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt khiến nhiều người mất tự tin. Chưa kể, tình trạng răng hô còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai về lâu dài.

Răng hô là gì?

Răng hô (răng vẩu) là một dạng sai lệch phổ biến với một vài răng hoặc cả hàm trên mọc chìa ra ngoài nhiều hơn so với hàm dưới. Tình trạng này có thể do xương hàm hô hoặc do răng. Tình trạng răng hô thể hiện ở mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng với các đặc điểm sau:

  • Mức độ nhẹ: Răng hơi đưa về phía trước, mọc không thẳng đứng nhưng ở mức độ nhẹ. Trong một vài trường hợp, bạn không thể xác định được là mình có bị răng hô hay không mà cần đến sự chẩn đoán của nha sĩ.
  • Mức độ nặng: Đây là trường hợp dễ dàng nhận biết, bởi răng hàm trên nhô ra khá nhiều so với rằng hàm dưới.

Nguyên nhân gây nên tình trạng răng hô

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến răng bị hô vẩu bạn cần chú ý:

1. Do di truyền

Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ, anh chị em hoặc họ hàng gặp tình trạng răng hô vẩu thì khả năng cao trẻ sau này lớn lên cũng gặp tình trạng này. Thông thường răng hô bẩm sinh khó để phòng tránh. Nên nếu gặp tình trạng này, bạn cần khắc phục sớm để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường.

2. Do rụng răng sữa sớm

Trường hợp răng sữa rụng quá sớm sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên mà không có răng định hướng để có thể mọc đúng vị trí. Từ đó khiến răng mọc sai lệch, chen lấn với các răng khác sau này, gây ra tình trạng hô.

3. Do thói quen xấu

Trong giai đoạn mọc răng, nếu trẻ có các thói quen như mút tay, ngậm ti giả, bú bình, thở bằng miệng,… sẽ gây áp lực lên răng và hàm. Từ đó khiến răng bị mọc chìa ra ngoài và dẫn đến hô răng.

4. Do hàm mặt phát triển ngoài sự kiểm soát (Hô do hàm)

Đây là trường hợp răng mọc bình thường nhưng xương hàm phát triển quá mức, khiến hàm trên hô ra ngoài. Cụ thể là hàm trên phì đại, phát triển vượt trội hơn so với hàm dưới gây ra hô vẩu. Tình trạng này thường là do di truyền.

Tác hại của răng hô

Dù là tình trạng răng hô ở mức độ nhẹ hay nặng thì đều có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy nhiên, đối với răng hô ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng và các vấn đề trong cuộc sống như:

Chức năng ăn nhai gặp khó khăn do các khớp cắn không khớp với nhau.Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt do răng chìa ra ngoài, xương hàm mất cân đối.Khó vệ sinh răng miệng.

Nếu không điều chỉnh kịp thời, răng hô sẽ làm biến dạng cấu trúc xương hàm, gây ra những cơn đau khớp thái dương hàm và ảnh hưởng đến phát âm.

Tại sao phải điều trị hô, và điều trị thế nào?

Răng hô thường là kết quả của sự mất cân đối giữa kích thước răng và hàm, hoặc do thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay, đẩy lưỡi hay hô do xương hàm phát triển không đều. Tình trạng này không chỉ gây mất tự tin khi giao tiếp mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Một số lý do khiến bạn nên niềng răng hô bao gồm:

  • Cải thiện thẩm mỹ : Răng đều và thẳng giúp gương mặt trở nên hài hòa và cân đối hơn.
  • Tăng cường chức năng nhai : Khi răng hô được điều chỉnh, bạn sẽ ăn nhai dễ dàng hơn, giảm áp lực cho cơ hàm.
  • Phòng tránh bệnh lý răng miệng : Răng mọc lệch dễ tích tụ mảng bám, gây sâu răng, viêm lợi. Niềng răng giúp răng dễ dàng được làm sạch hơn.
  • Cải thiện phát âm : Răng hô có thể ảnh hưởng đến cách phát âm, niềng răng giúp khắc phục vấn đề này.

Hô được chia ra là 2 dạng: Hô do răng chìa ra và hô do xương hàm đưa ra quá mức. Mỗi dạng sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau:

1. Điều trị trường hợp hô do răng chìa ra

Đối với trường hợp hô do răng chìa ra thì giải pháp điều trị phổ biến nhất là niềng răng hô. Dưới tác động của lực kéo mắc cài răng sẽ từ từ được kéo về vị trí song song với trục đứng, giúp cải thiện tình trạng hô trả lại sự hài hòa cho khuôn mặt và nụ cười thẩm mỹ hơn.

2. Điều trị trường hợp cho hô xương hàm

Với trường hợp hô do xương hàm đưa thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật kêt hợp với niềng răng. Phương pháp này gọi là phẫu thuật chỉnh nha có thể thực hiện trước hoặc sau khi niềng răng. Nếu khớp cắn ổn định thì không cần thiết phải niềng răng sau khi phẫu thuật.

3. Đối với trẻ em

Nếu phụ huynh phát hiện và đưa bé đi can thiệp sớm những trường hợp hô do xương hàm thì có thể điều trị kịp thời bằng khí cụ Headgear mà không cần phải phẫu thuật hàm sau này.

𝑵𝒉𝒂 𝑲𝒉𝒐𝒂 𝑭𝒂𝒎𝒊𝑫𝒆𝒏𝒕

📌Địa Chỉ: Số 178b, đường 3 tháng 2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

📞Hotline Đặt Lịch: 0292.224.1777

Đặt Lịch Tư Vấn Tại Đây

ĐĂNG KÝ NGAY

Hãy để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại tư vấn cho bạn.